Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là gì?
Theo Điều 11 Luật bình đẳng giới về cơ hội tuyển dụng, người đứng đầu cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ phải đưa ra biện pháp phòng tránh quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Liên quan đến các biện pháp phòng tránh quấy rối tình dục, lần sửa đổi luật này bổ sung thêm quy định về việc nghiêm cấm đối xử bất lợi với lý do người lao động đã xin tư vấn với người đứng đầu cơ sở kinh doanh hay quy định về việc hỗ trợ và xử lý trong trường hợp người lao động của công ty mình có hành vi quấy rối tình dục người lao động của công ty khác.
Điều 11.Để đảm bảo không gây ra tình trạng người lao động gặp bất lợi về điều kiện lao động do ứng phó của người lao động được tuyển dụng đối với lời nói, hành động có tính chất tình dục tại nơi làm việc và không gây tổn hại tới môi trường làm việc của người lao động đó bởi lời nói, hành động có tính chất tình dục đó,người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải tư vấn cho người lao động đó, hoàn thiện cơ chế cần thiết để xử lý thích hợp vàphải đưa ra các biện pháp cần thiết để quản lý tuyển dụng.
2 Người đứng đầu cơ sở kinh doanhkhông được sa thải hay có hành vi đối xử bất lợi khác đối với người lao động với lý do người lao động đó đã nhận tư vấn nêu ở khoản trên hoặc đã chia sẻ sự thật khi hợp tác để người đứng đầu cơ sở kinh doanh thực hiện tư vấn.
3 Người đứng đầu cơ sở kinh doanhphải nỗ lực ứng phó trong trường hợp nhận được yêu cầu hợp tác từ người đứng đầu cơ sở kinh doanh khác liên quan đến biện pháp mô tả trong Khoản 1 do người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó đưa ra.
<Luật bình đẳng giới về cơ hội tuyển dụng (trích lược)>
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi được thực hiện tại“nơi làm việc”(*1) mà“người lao động”(*2) phải nhận về điều kiện lao động bất lợi do người lao động đó đã phản ứng với“lời nói, hành động có tính chất tình dục”đi ngược lại ý muốn của người lao động đó hoặc gây tổn hại tới môi trường làm việc bởi“lời nói, hành động có tính chất tình dục”đó.
※1 “Nơi làm việc”: Tham khảo đường link
※2 “Người lao động”: Tham khảo đường link
“Lời nói, hành động có tính chất tình dục” là gì?
Là những phát ngôn có nội dung về tình dục và những hành động có tính chất tình dục.
Ví dụ về “lời nói, hành động có tính chất tình dục”:
①Phát ngôn có nội dung về tình dục
Câu hỏi về quan hệ thực tế trong tình dục, lan truyền thông tin có nội dung về tình dục (tin đồn), trêu đùa liên quan đến tình dục, mời đi ăn hoặc hẹn hò dai dẳng, nói về trải nghiệm tình dục cá nhân v.v.
②Hành động có tính chất tình dục
Bắt ép quan hệ tình dục, tiếp xúc cơ thể không cần thiết, phát tán, đăng tải hình ảnh khiêu dâm, hành vi cưỡng dâm v.v.
Người có lời nói, hành động có tính chất tình dục
Không chỉ người đứng đầu cơ sở kinh doanh, cấp trên, đồng nghiệp mà người đứng đầu cơ sở kinh doanh khác (đối tác giao dịch v.v.) hay người lao động được tuyển dụng, khách hàng, bệnh nhân hoặc gia đình, học sinh trong trường học đều có thể là người có lời nói, hành động có tính chất tình dục.
Cả nam và nữ đều có thể trở thành người thực hiện hành vi hoặc nạn nhân; có thể xảy ra với cả người khác giới và người đồng giới. Ngoài ra, mọi “lời nói, hành động có tính chất tình dục” đều được xếp vào hành vi quấy rối tình dục, bất kể xu hướng tình dục hay nhận thức giới tính (bản dạng giới – gender identity) của nạn nhân là gì.
Những điểm quan trọng về biện pháp thực hiện mà người đứng đầu cơ sở kinh doanh cần đưa ra theo quy định trong Hướng dẫn
Các biện pháp màngười đứng đầu cơ sở kinh doanh cần đưa ra để quản lý tuyển dụng nhằm phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việcnhư sau:
※ Người đứng đầu cơ sở kinh doanh bắt buộc phải đưa ra các biện pháp này.