あかるい職場応援団
厚生労働省

1 Bắt nạt nhân viên tại nơi làm việc

1.Bắt nạt nhân viên tại nơi làm việc là gì?

Luật khuyến khích chính sách lao động toàn diện sửa đổi yêu cầu người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải đưa ra biện pháp phòng chống bắt nạt nhân viên tại nơi làm việc. Đồng thời nghiêm cấm việc đối xử bất lợi với lý do đã xin tư vấn người đứng đầu cơ sở kinh doanh hoặc lý do tương tự.

(Biện pháp quản lý tuyển dụng)
Điều 30.2Để đảm bảo môi trường làm việc của người lao động đã được tuyển dụng không bị gây hại bởi những lời nói, hành động tại nơi làm việc dựa vào mối quan hệ trong đó một bên chiếm ưu thế hơn và vượt quá mức cần thiết trong công việc hay vượt quá phạm vi phù hợp,người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải tư vấn cho người lao động đó, hoàn thiện cơ chế cần thiết để ứng phó một cách thích hợpvà đưa ra biện pháp cần thiết khác để quản lý tuyển dụng.
2 Người đứng đầu cơ sở kinh doanhkhông được sa thải hay có hành vi đối xử bất lợi khác đối với người lao động với lý do người lao động đó đã xin tư vấn như nêu ở khoản trước hoặc người lao động đã chia sẻ sự thật khi hợp tác điều tra để người đứng đầu cơ sở kinh doanh thực hiện tư vấn.

<Luật khuyến khích chính sách lao động toàn diện (trích lược)>

Bắt nạt nhân viên tại nơi làm việc được thực hiện tại nơi làm việcthỏa mãn cả 3 yếu tố từ ① đến ③ dưới đây:
① Lời nói, hành động dựa vào mối quan hệ trong đó một bên chiếm ưu thế hơn;
② Vượt quá mức cần thiết trong công việc hay vượt quá phạm vi phù hợp;
③ Gây tổn hại tới môi trường làm việc của người lao động.
Tuy nhiên, những chỉ thị hay hướng dẫn công việc chính đáng được thực hiện trong phạm vi phù hợp và cần thiết trong công việc khi xem xét một cách khách quan không được xếp vào hành vi bắt nạt nhân viên tại nơi làm việc.

“Nơi làm việc” là…

Là địa điểm mà người lao động được người đứng đầu cơ sở kinh doanh tuyển dụng để thực thi công việc; bao gồm những địa điểm mà người lao động thực thi công việc ngay cả trong trường hợp là địa điểm khác với địa điểm mà người lao động thường xuyên làm việc.
Ngay cả trong trường hợp là “nơi giao lưu gắn kết” ngoài giờ làm việc, ký túc xá nhân viên hay trên đường đi làm, nếu được cho là nơi để kéo dài thời gian làm việc trong thực tế thì đều được coi là “nơi làm việc”. Tuy nhiên, khi đưa ra đánh giá có phải là nơi làm việc hay không, cần cân nhắc kỹ lưỡng và riêng biệt về mối liên quan với công việc, người tham gia, việc tham gia là bắt buộc hay tự nguyện.

Ví dụ:

・Nơi đến công tác
・Trong xe ô tô sử dụng cho công việc
・Địa điểm họp với đối tác giao dịch (bao gồm ghế ngồi trong khi tham gia chiêu đãi) v.v.

“Người lao động” là…

Là tất cả những người lao động do người đứng đầu cơ sở kinh doanh tuyển dụng, bao gồm người lao động được tuyển dụng chính quy cũng như người lao động được tuyển dụng không chính quy như lao động thời vụ, nhân viên hợp đồng v.v. Bên cạnh đó, đối với người lao động được đơn vị khác phái cử, không chỉ người đứng đầu cơ sở kinh doanh của đơn vị phái cử đó mà bên nhận dịch vụ phái cử lao động (người đứng đầu cơ sở kinh doanh được phái cử lao động) cũng phải đưa ra biện pháp tương tự như với người lao động mà mình tuyển dụng.

2.Nội dung của bắt nạt nhân viên tại nơi làm việc

Bắt nạt nhân viên tại nơi làm việc là việc thỏa mãn 3 yếu tố từ ① đến ③ dưới đây. Những chỉ thị, hướng dẫn công việc chính đáng được thực hiện trong phạm vi thích hợp và cần thiết trong công việc khi xem xét một cách khách quan không được coi là hành vi bắt nạt nhân viên.

①Lời nói, hành động “dựa vào mối quan hệ trong đó một bên chiếm ưu thế” là gì?

Là lời nói, hành động dựa vào mối quan hệ trong đó có khả năng cao người lao động nhận được lời nói hay hành động đó không thể phản kháng hay từ chối người đã gây ra lời nói, hành động đó (sau đây gọi là “người thực hiện hành vi”).

Ví dụ:

・Lời nói, hành động của người có địa vị cao hơn trong công việc;
・Lời nói, hành động của đồng nghiệp hoặc cấp dưới trong đó người có lời nói, hành động đó là người có kinh nghiệm phong phú và kiến thức cần thiết trong công việc; đồng thời khó có thể thực hiện công việc thuận lợi nếu không nhận được sự hợp tác từ người đó;
・Hành vi được thực hiện bởi tập thể nhiều đồng nghiệp hay cấp dưới và khó có thể phản kháng hay từ chối.

②Lời nói, hành động “vượt quá mức cần thiết trong công việc hay vượt quá phạm vi phù hợp”là gì?

Là lời nói hành động rõ ràng là không cần thiết trong công việc của người đứng đầu cơ sở kinh doanh hay hình thái của nó không phù hợp khi đối chiếu với quan niệm xã hội thông thường.

Ví dụ:

・Lời nói, hành động rõ ràng không cần thiết trong công việc;
・Lời nói, hành động đi chệch hướng so với mục đích công việc;
・Lời nói, hành động không phù hợp để sử dụng làm phương tiện thực hiện công việc;
・Lời nói, hành động có hình thái hoặc phương tiện (số lần thực hiện hành vi, số người thực hiện hành vi v.v.) vượt quá phạm vi cho phép khi đối chiếu với quan niệm xã hội thông thường.

Khi đánh giá, cần xem xét một cách toàn diện nhiều yếu tố (mục đích của lời nói, hành động đó; hành động của người lao động nhận được lời nói, hành động đó có vấn đề gì không; quá trình, tình trạng thực hiện lời nói, hành động đó; nội dung, tính chất của ngành nghề/ loại hình kinh doanh/ công việc; hình thái, tần suất, tính liên tục của lời nói, hành động đó; thuộc tính hay tình trạng thể chất và tinh thần của người lao động (*); mối liên quan với người thực hiện hành vi v.v.).

Khi đó, nếu hành động của người lao động ở sự vụ riêng có vấn đề, cần lưu ý rằng mối quan hệ tương đối (ví dụ như nội dung, mức độ và hình thức chỉ đạo) là yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp hành động của người lao động có vấn đề, nếu có lời nói, hành động vượt quá mức cần thiết trong công việc hay vượt quá phạm vi phù hợp (ví dụ lời nói, hành động không chấp nhận nhân cách của đối phương…) thì chắc chắn lời nói, hành động đó được xếp vào hành vi bắt nạt cấp dưới tại nơi làm việc.

※ “Thuộc tính”: Ví dụ: số năm kinh nghiệm hay độ tuổi, khuyết tật, người nước ngoài v.v.
  “Tình trạng thể chất và tinh thần”: Ví dụ: tình trạng về tinh thần, thể chất, tình trạng bệnh tật v.v.

③“Gây tổn hại tới môi trường làm việc” là gì?

Là việc gây ra đau đớn về mặt thể chất hoặc tinh thần cho người lao động bởi lời nói, hành động và gây ra ảnh hưởng ở mức độ không thể bỏ qua khi người lao động thực thi công việc, ví dụ như gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc phát huy năng lực của người lao động do môi trường làm việc trở nên không thoải mái v.v.
Khi đánh giá, cần đưa ra tiêu chí “Cảm nhận chung của người lao động”, hay nói cách khác là “Nếu nhận được lời nói, hành động đó trong hoàn cảnh tương tự thì người lao động phổ biến trong xã hội có cảm thấy bị ảnh hưởng ở mức độ không thể bỏ qua khi thực hiện công việc hay không”.
Mặc dù có cân nhắc đến tần suất hay tính liên tục của lời nói hay hành động, tuy nhiên trong trường hợp là lời nói, hành động có hình thái gây ra nỗi đau lớn về mặt thể chất hoặc tinh thần thì chỉ một lần có lời nói, hành động đó cũng gây tổn hại tới môi trường làm việc.

Điểm quan trọng:

・Khi đánh giá xem từng sự việc riêng lẻ có thuộc vào hành vi bắt nạt nhân viên tại công sở hay không, cần xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng đến các hạng mục cân nhắc toàn diện nêu ở Điểm ②; ngoài ra cũng cần xem xét một cách tổng quát về mức độ đau đớn về thể chất, tinh thần mà người lao động phải chịu đựng do lời nói hay hành động đó.

・Khi đánh giá từng sự việc riêng lẻ, điều quan trọng là cần lưu ý đầy đủ các nội dung mà người phụ trách tư vấn đã chỉ ra; cân nhắc đến tình trạng thể chất và tinh thần của người nhận tư vấn, nhận thức của họ khi nhận phải lời nói, hành động đó; đồng thời xác minh sự thật một cách cẩn thận từ cả phía người nhận tư vấn và người thực hiện hành vi.

・Đưa ra biện pháp tổng thể từ việc dự phòng đến phòng ngừa tái diễn sau khi đã cân nhắc đầy đủ các nội dung trên.

Những điểm quan trọng về biện pháp thực hiện mà người đứng đầu cơ sở kinh doanh cần đưa ra theo quy định trong Hướng dẫn

Các biện pháp màngười đứng đầu cơ sở kinh doanh cần đưa ra để quản lý tuyển dụng nhằm phòng chống bắt nạt nhân viên tại nơi làm việc được thực hiện bởi người lao động đã được tuyển dụng và người đứng đầu cơ sở kinh doanh (hoặc lãnh đạo nếu là pháp nhân) như sau:

※Người đứng đầu cơ sở kinh doanh bắt buộc phải đưa ra các biện pháp này.