あかるい職場応援団
厚生労働省

3 Quấy rối liên quan đến mang thai, sinh con, nghỉ làm nuôi con tại nơi làm việc

Quấy rối liên quan đến mang thai, sinh con, nghỉ làm nuôi con tại nơi làm việc là gì?

Theo Điều 11.3 Luật bình đẳng giới về cơ hội tuyển dụng và Điều 25 Luật nghỉ làm nuôi con và chăm sóc người nhà, người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có nghĩa vụ đưa ra các biện pháp phòng chống quấy rối liên quan đến mang thai, sinh con, nghỉ làm nuôi con tại nơi làm việc.
Lần sửa đổi luật này đã bổ sung thêm quy định về việc nghiêm cấm đối xử bất lợi với lý do người lao động đã xin tư vấn.

(Biện pháp quản lý tuyển dụng liên quan đến vấn đề là nguyên nhân gây ra những lời nói, hành động liên quan đến mang thai, sinh con v.v.)
Điều 11.3Để đảm bảo không gây tổn hại tới môi trường làm việc của người lao động nữ do lời nói, hành động tại nơi làm việc liên quan đến việc đã mang thai, đã sinh con của người lao động nữ đối với người lao động nữ được tuyển dụng đó hay lời nói, hành động liên quan đến quy định trong văn bản pháp luật của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội là nguyên nhân liên quan đến việc mang thai, sinh con,người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải tư vấn cho người lao động nữ đó, hoàn thiện cơ chế cần thiết để xử lý thích hợp vàphải đưa ra các biện pháp cần thiết để quản lý tuyển dụng.
2 Quy định tại Khoản 2 Điều 11 (tham khảo Điểm II-1) được áp dụng trong trường hợp người lao động xin tư vấn như nêu trong khoản trước hoặc đã chia sẻ sự thật khi hợp tác để người đứng đầu cơ sở kinh doanh xử lý thông tin tư vấn.

<Luật bình đẳng giới về cơ hội tuyển dụng (trích lược)>

(Biện pháp quản lý tuyển dụng liên quan đến vấn đề là nguyên nhân gây ra lời nói, hành động liên quan đến nghỉ làm nuôi con tại nơi làm việc)
Điều 25.Để đảm bảo không gây tổn hại tới môi trường làm việc của người lao động do lời nói, hành động tại nơi làm việc liên quan đến việc áp dụng các chế độ, biện pháp được quy định trong văn bản pháp luật của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội về việc nghỉ làm nuôi con, chăm sóc người nhà và liên quan đến việc nuôi con, chăm sóc người thân khác đối với người lao động được tuyển dụng,người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải tiếp nhận tư vấn từ người lao động đó, hoàn thiện cơ chế cần thiết để xử lý thích hợp vàphải đưa ra các biện pháp cần thiết để quản lý tuyển dụng.
2 Người đứng đầu cơ sở kinh doanhkhông được sa thải hay có hành vi đối xử bất lợi khác đối với người lao động với lý do người lao động đó đã nhận tư vấn như nêu ở khoản trên hoặc đã chia sẻ sự thật khi hợp tác để người đứng đầu cơ sở kinh doanh xử lý thông tin tư vấn đó.

<Luật nghỉ làm nuôi con và chăm sóc người nhà (trích lược)>

Quấy rối liên quan đến mang thai, sinh con, nghỉ làm nuôi con là việc gây tổn hại tới môi trường làm việc của “người lao động nữ”đã mang thai, sinh con hay“người lao động nam và nữ”đã xin nghỉ và được nghỉ nuôi con do lời nói, hành động (lời nói, hành động liên quan dến việc đã mang thai/ sinh con hay việc áp dụng chế độ nghỉ làm nuôi con) của cấp trên hay đồng nghiệp tại“nơi làm việc”.
Những hành vi có mối quan hệ nhân quả trong các hành vi ghen ghét với tình trạng mang thai hay áp dụng chế độ nghỉ làm nuôi con được coi là hành vi quấy rối.
Tuy nhiên,nếu là lời nói, hành động cần thiết cho công việckhi xem xét từ quan điểm phân công công việc và đảm bảo an toànmột cách khách quan thì không phải là hành vi quấy rối. ※”Các chế độ” là những chế độ, biện pháp liên quan đến nghỉ làm trước sinh, chế độ và biện pháp khác liên quan đến mang thai, sinh con hay chế độ, biện pháp như nghỉ làm nuôi con, nghỉ làm chăm sóc người thân.

Đánh giá về “tính cần thiết trong công việc”

Khi cấp dưới nghỉ việc, cấp trên phải tiến hành điều chỉnh công việc. Đối với trường hợp bắt buộc phải cho nghỉ làm ngay khi cân nhắc đến vấn đề sức khỏe của người lao động tương tự như trường hợp được bác sĩ chỉ định nghỉ làm trong thời gian mang thai, nếu cấp trên cản trở việc cho nhân viên nghỉ làm với lý do “Công việc không triển khai được” thì được coi là quấy rối. Tuy nhiên, đối với trường hợp nghỉ việc nhưng vẫn có khả năng điều chỉnh ở mức độ nào đó (ví dụ: ngày đi khám thai định kỳ) thì hành vi ở mức độxác nhận mong muốn của người lao độngxem có thể điều chỉnh thời gian nghỉ được hay không không bị cấm với lý do là hành vi quấy rối.
Cần lưu ý rằng, việc thông báo có tính chất một chiều mà không tôn trọng ý kiến của người lao động có thể bị coi là hành vi quấy rối.

Những điểm quan trọng về biện pháp thực hiện mà người đứng đầu cơ sở kinh doanh cần đưa ra theo quy định trong Hướng dẫn

Các biện pháp màngười đứng đầu cơ sở kinh doanh cần đưa ra để quản lý tuyển dụng nhằm phòng chống quấy rối liên quan đến mang thai, sinh con, nghỉ làm nuôi con tại nơi làm việcnhư sau:

※ Người đứng đầu cơ sở kinh doanh bắt buộc phải đưa ra các biện pháp này.